Có phải bạn đang tìm kiếm một chiếc máy ép trái cây cho mình và đang rất cân nhắc đến chiếc Máy Ép chậm Kalite?
Bạn đang đi đúng hướng rồi đấy, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn tất cả những thông tin cần thiết về chiếc máy ép chậm Kalite, bởi người viết bài là mình đây đã sử dụng qua máy và rất hài lòng về nó.
Mời bạn cùng đọc cho đến hết bài viết để hiểu vì sao mình lại muốn giới thiệu đến bạn về Máy ép chậm Kalite, và từ đó bạn có thể ra quyết định dễ dàng hơn nhé.
Thông Tin Chung Về Máy Ép Chậm Kalite
Hiện mình đang sử dụng dòng Máy Ép Chậm Kalite KSJ 4411 nên mình sẽ review chi tiết về thông số kỹ thuật của máy nhé.
Thông số kỹ thuật
- Công suất: 200W
- Điện áp: 220V/ 50Hz
- Dung tích bình chứa: 200 ml
- Trọng lượng sản phẩm: 3,2 kg
- Kích thước sản phẩm: 145 x 155 x 390
Nguyên lý hoạt động
Công suất của máy khá lớn – 200W kết hợp vòng quay chậm 60 vòng/ phút giúp máy sản xuất được lượng nước ép nhiều hơn, bã kiệt hơn một số dòng máy ép khác trên thị trường.
Một điểm độc đáo của máy ép chậm Kalite KSJ4411 là được trang bị vòng xoay đảo chiều thông minh. Bạn chỉ cần nhấn nút “Khởi động” ngược xuống và giữ tay, trục quay sẽ quay ngược lại để loại bỏ các xơ, bã của thực phẩm còn kẹt lại sau khi ép xong. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng vệ sinh máy ép chậm hơn.
Các bộ phận của máy
Kalite KSJ4411 bao gồm các bộ phận: Thân máy, ống dẫn nước ép, miệng vòi, ống dẫn, ống đẩy thực phẩm và các phụ kiện đi kèm bao gồm 2 cốc đựng nước – bã và van ngăn nhỏ giọt…rất dễ dàng cho việc tháo lắp vệ sinh máy, cũng như rất tiện lợi cho việc di chuyển hoặc cất giữ, bảo quản.
>>> Cùng chủ đề: Thải Độc Hiệu Quả Cho Cơ Thể Bằng Các Loại Nước Ép
Vì Sao Bạn Nên Chọn Máy Ép Chậm Kalite?
Dạo qua một vòng các trang thương mại điện tử, các cửa hàng điện máy, bạn sẽ thấy rất nhiều dòng máy ép trái cây hiện đại và mức giá cũng vô cùng cạnh tranh.
Vậy thì tại sao lại chọn máy ép chậm Kalite? Nó có điều gì nổi bật?
Bản thân mình đã từng sử dụng qua cả hai loại – máy ép ly tâm và máy ép chậm thì mình nhận thấy ở máy ép chậm có những ưu điểm là:
- Bã trái cây được vắt kiệt hơn
- Máy rất dễ lắp ghép
- Dễ cọ rửa
- Giá đôi khi rẻ hơn (tuỳ vào dòng máy)
Trong các ưu điểm trên thì cái đầu tiên là quan trọng nhất, vì nó mang lại chất lượng tối ưu cho sản phẩm nước ép – điều cuối cùng mà chúng ta muốn có khi quyết định đi mua máy ép.
Cơ chế của máy ép chậm là dùng trục nghiền để “nhai” nguyên liệu rất chậm và ép phần nguyên liệu đó vào lưới lọc để tách phần nước ra khỏi phần bã.
Vì được ép chậm nên máy cho ra chất lượng nước ép rất ổn định, giữ được nhiều vitamin và khoáng chất của các loại nguyên liệu như rau, củ, trái cây,… mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ.
ƯU ĐIỂM CỦA MÁY ÉP CHẬM.
Còn máy ép nhanh hay còn gọi là máy ép ly tâm, có cơ chế là dùng lưỡi dao xoay với tốc độ nhanh, nghiền nguyên liệu và dùng lực quay ly tâm để tách phần nước ra khỏi phần bã.
Máy ép ly tâm – mặc dù có ưu điểm là ép nhanh hơn, ít bị kẹt bã hơn nhưng đó cũng chính là điểm yếu của chúng, khi làm nước ép bị oxy hoá nhanh hơn.
Nếu bạn là một người thật sự yêu nước ép, quan tâm đến chất lượng của nước ép thì không thể bỏ qua chi tiết này. Vì mình cho rằng đây là chi tiết quan trọng nhất để lựa chọn máy ép, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của nước ép.
Đó là điểm sáng của Máy ép chậm, còn việc vì sao mình yêu thích dùng dòng máy ép chậm Kalite bởi các lý do đơn giản sau:
- Giá máy không quá cao, một người thu nhập bình thường vẫn mua được.
- Máy ép chậm Kalite ép nhanh, sản xuất ra nước ép chất lượng khá tốt.
- Có thể ép trái cây có cả hột, máy sẽ tự tách hột ra cho mình.
- Lắp ghép dễ dàng, ép được khối lượng lớn trái cây.
- Ép được những loại nguyên liệu cứng như ổi, củ dền, cà rốt,…
Và hạn chế của Máy ép chậm Kalite, mình cũng phải nhắc đến tuy nhiên cũng không nhiều lắm, đó là:
- Máy sẽ tạo ra tiếng ồn khi ép, nhưng không quá lớn.
- Máy sẽ bị ngưng khi bạn cho nguyên liệu vào quá nhanh hoặc quá to. Mình sẽ hướng dẫn cách bạn khắc phục ở phần Lưu Ý bên dưới.
Cách Sử Dụng Máy Ép Chậm Kalite
Việc sử dụng máy ép chậm Kalite cũng vô cùng đơn giản. Tại đây mình xin hướng dẫn sơ qua một số bước cơ bản khi vận hành máy.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Sau khi mua sẵn các nguyên liệu cần ép như trái cây, củ, … bạn hãy đem rửa sạch sẽ, để ráo rồi sau đó cắt ra thành từng mẩu vừa phải để có thể cho vừa vào khe ép của máy.
Bước 2: Chuẩn bị máy
Lắp các bộ phận của máy lại với nhau hoàn chỉnh. Bước này cũng vô cùng đơn giản vì đã có Giấy hướng dẫn đi kèm với máy. Thường thì một vài lần lắp đầu tiên thì bạn sẽ không quen, nhưng chỉ cần sau ba lần lắp thì bạn sẽ hoàn toàn thành thạo.
Bước 3: Ép nguyên liệu
Bật công tắc máy lên, bạn bỏ các nguyên liệu vào khe ép máy.
Bạn sẽ thấy trục máy bắt đầu quay rồi phần bã nguyên liệu được đưa ra từ khe bã, phần nước ép được sẽ được chảy ra từ khe ép. Tại hai vị trí này hãy đặt sẵn hai chiếc ly nhựa có đính kèm theo máy để hứng.
Bước 4: Hoàn thành
Sau khi thấy máy đã ép xong hết các nguyên liệu, hãy tắt máy và thu lấy phần nước đã ép được cho vào chai nhựa hoặc thuỷ tinh và bỏ vào tủ lạnh để uống dần.
Bỏ phần bã đi. Bạn tháo rời các bộ phận của máy ra rồi đem đi rửa sạch. Sau khi rửa sạch các bộ phận máy, bạn lau sạch rồi lắp lại hoàn chỉnh như cũ, bảo quản máy ở nơi khô ráo.
Khi đã thành thạo về cách làm nước ép từ máy ép chậm Kalite, bạn có thể tha hồ sáng tạo các công thức nước ép thơm ngon cho chính mình.
Những Công Thức Nước Ép Ngon Lành Từ Máy Ép Chậm Kalite
Xin giới thiệu đến bạn một số công thức từ kinh nghiệm của chính mình:
- Nước ép cà rốt + cam + chanh dây
- Nước ép thơm + ổi + táo
- Nước ép củ dền + táo + dưa hấu
- Nước ép ổi + cần tây + nho xanh
- Nước ép lê + mận + ổi + thơm
- Nước ép bí xanh + táo xanh + nho xanh
- Nước ép dưa hấu + thơm + ớt chuông đỏ
- Nước ép cà rốt + thơm + lê + chanh tươi
- Nước ép cỏ lúa mì + ổi + nho xanh
- Nước ép dưa lưới + đào + chanh dây
>>> Có thể bạn cũng thích: 9 Cuốn Sách Về Sức Khoẻ Bạn Không Thể Bỏ Qua
Những Lưu Ý Khi Dùng Máy Ép Chậm Kalite
Để bảo quản máy được sử dụng lâu dài hơn, cũng như mang đến hiệu quả lớn nhất trong việc ép nước, đừng bỏ qua những lưu ý quan trọng khi dùng máy nhé.
Không cho mẩu trái cây quá to vào máy
Lưu ý này theo mình nghĩ thì không chỉ dành riêng cho máy ép chậm Kalite đâu mà dành cho tất cả các dòng máy ép.
Trái cây càng được cắt nhỏ thì sẽ càng dễ để ép hơn. Và điều này đồng nghĩa với việc bạn đang hỗ trợ cho chiếc máy được làm việc nhẹ nhàng hơn.
Đơn giản là nếu máy làm việc nặng nề quá thì nó sẽ dễ kiệt sức, từ đó dẫn đến những hư hỏng hay trục trặc của máy về sau này. Do vậy khi cắt trái cây để bỏ vào máy ép, hãy cắt nhỏ vừa phải.
Cụ thể là nhỏ bằng hoặc nhỏ hơn kích thước của khe cho nguyên liệu vào ép, khi bạn cho nguyên liệu vào máy mà thấy có thể đưa vào dễ dàng, máy chạy trơn tru thì có nghĩa là bạn đã cắt đúng. Nếu lúc cho trái cây vào mà bạn phải nhấn, ép để nó đi xuống thì bạn đang cắt trái cây quá to.
Tương tự như vậy, bạn cũng đừng nên cho những loại trái cây quá cứng như mía hay quá nhiều xơ vào máy để ép, có thể gây ra sự kẹt máy, khiến máy bị ngừng lại nửa chừng. Nếu phải ép những loại đó thì bạn phải cắt chúng ra càng nhỏ cho dễ ép.
Không cho nguyên liệu vào quá nhanh
Với kinh nghiệm của bản thân, mình thấy rằng trong khi ép, nếu bạn cho trái cây vào máy ồ ạt, liên tục quá thì máy sẽ rất dễ bị đứng lại giữa chừng. Có vẻ như máy phải xử lý cùng lúc với một khối lượng công việc quá lớn, nên nó muốn “đình công” hay sao đó :)).
Điều này cũng dễ hiểu, khi máy phải làm việc nhanh quá thì lượng trái cây mà nó phải ép sẽ không được xử lý kỹ càng, và từ đó làm cho chất lượng của nước ép được sản xuất ra cũng không hoàn hảo.
Có thể đây là một cơ chế mà nhà sản xuất đã cài đặt cho máy, nhằm khuyến cáo với người dùng là hãy cho từ từ, từng mẫu trái cây một vào máy để nó có thể được làm việc với năng suất tốt nhất.
Khi gặp tình trạng máy bị ngưng nửa chừng lúc đang ép, bạn có thể tắt máy, tháo rời từng bộ phận ra và dùng tay lấy ra hết tất cả các bã trái cây đang có trong máy. Rồi bạn lắp lại, máy sẽ chạy lại bình thường.
Không ép khi máy bị ướt
Khi lắp các bộ phận của máy để chuẩn bị ép, hãy đảm bảo rằng bạn đã lau khô hết tất cả.
Nếu các bộ phận của máy còn rất ướt vì bạn mới rửa xong mà lại lắp vào ngay để ép tiếp, thì vấn đề về chập điện có thể xảy ra, gây sự cố trong quá trình ép và rất dễ làm hỏng máy.
>>> Đọc thêm: Mì Rau Củ Tốt Cho Sức Khoẻ Của Bé, Mẹ Yên Tâm
Giá Của Máy Ép Chậm Kalite
Thương hiệu Kalite có nhiều dòng máy ép chậm, mình xin liệt kê ra một số dòng máy phổ biến nhất với các mức giá khác nhau.
- Máy Ép Chậm Kalite KL-530: giá 1,960,000 đ
- Máy Ép Chậm Kalite KSJ4411: giá 1,980,000 đ
- Máy Ép Chậm Kalite KL-531: giá 2,490,000 đ
- Máy Ép Chậm Kalite KSJ4414: giá 2,560,000 đ
- Máy Ép Chậm Kalite KSJ4415: giá 2,560,000 đ
Và còn một số dòng máy ép chậm khác nữa, nếu bạn muốn biết thêm, cũng như hiểu về thông số của từng loại máy ép chậm Kalite để dễ dàng lựa chọn thì click VÀO ĐÂY nhé.
Lời Kết
Đến đây có lẽ bạn cũng đã hiểu được nhiều lợi ích của chiếc máy ép chậm Kalite.
Như mình cũng đã có phân tích ở trên, máy ép chậm Kalite có nhiều ưu điểm về chức năng, giá cả hơn so với các dòng máy khác, tuy nhiên vẫn cũng có những hạn chế về việc ép cùng lúc nhiều nguyên liệu cứng và để lại tiếng ồn.
Nhưng trên hết, là một người đã sử dụng qua máy ép chậm Kalite thì sự hài lòng của cá nhân mình đối với máy là hơn 90%, và quan trọng nhất là cả nhà mình đều có nước ép uống mỗi ngày vô cùng chất lượng và tiện lợi.
Cũng nhờ thế mà sức khoẻ được tăng cường hơn, nên mình rất khuyến khích bạn hãy có cho bản thân một chiếc máy ép xịn sò nhé.